Quân sự Liên_đoàn_Ả_Rập

Hội đồng Phòng thủ chung Liên đoàn Ả Rập là một trong các tổ chức của Liên đoàn Ả Rập.[33] Tổ chức này được thành lập theo các điều khoản của Hiệp ước Hợp tác Phòng thủ và Kinh tế chung năm 1950 nhằm phối hợp an ninh tập thể của các quốc gia thành viên Liên đoàn A Rập.[34]

Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2007, các nhà lãnh đạo quyết định khôi phục phòng thủ chung và thành lập một lực lượng duy trì hoà bình được triển khai tại miền nam Liban, Darfur, Iraq, Somalia, và các điểm nóng khác. Lịch sử quân sự Liên đoàn Ả Rập có liên kết mật thiết với xung đột Ả Rập-Israel, Công ước An ninh chung Ả Rập 1950 đưa ra các điều khoản về an ninh tập thể giữa các quốc gia Ả Rập, song đến năm 1961 Bộ tư lệnh Ả Rập chung (JAC) được đề xuất với tư cách là một bộ tư lệnh thống nhất cho Liên đoàn. Trước khi đề xuất có thể thành hình, một nghị quyết đồng thuận được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào năm 1964 về việc thành lập Bộ tư lệnh Ả Rập Thống nhất (UAC), song do không hoạt động sau Sự kiện Samu năm 1966 và trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 cho thấy nó đã giải thể trên thực tế.

Trong hội nghị thượng đỉnh năm 2015 tại Ai Cập, các quốc gia thành viên chấp thuận trên nguyên tắc việc thành lập một lực lượng quân sự chung.[35]

Hiện nay, Ai Cập được nhìn nhận là quốc gia mạnh nhất về quân sự tại châu Phi, được xếp hạng thứ mười thế giới về số lượng binh sĩ. Ả Rập Xê Út gần đây bắt đầu mở rộng lĩnh vực quân sự của họ, chiều hướng này cũng được các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh khác đi theo. Maroc duy trì một quân đội hùng mạnh tại Bắc Phi, cùng với Algérie và Libya. Syria, Jordan và Iraq có quân đội phát triển tương đối chậm so với các quốc gia giàu có khác.

Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp

LầnNgàyQuốc giaThành phố
121–27 tháng 9 năm 1970 Ai CậpCairo
217–28 tháng 10 năm 1976 Ả Rập Xê ÚtRiyadh
37–9 tháng 9 năm 1985 MarocCasablanca
48–12 tháng 11 năm 1987 JordanAmman
57–9 tháng 6 năm 1988 AlgérieAlgiers
623–26 tháng 6 năm 1989 MarocCasablanca
728–30 tháng 3 năm 1990 IraqBaghdad
89–10 tháng 8 năm 1990 Ai CậpCairo
922–23 tháng 6 năm 1996 Ai CậpCairo
1021–22 tháng 10 năm 2000 Ai CậpCairo
117 tháng 1 năm 2016 Ả Rập Xê ÚtRiyadh
  • Hai hội nghị thượng đỉnh không được đưa vào hệ thống hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập:
    • Anshas, Ai Cập: 28–29 tháng 5 năm 1946.
    • Beirut, Liban: 13 – 15 tháng 11 năm 1958.
  • Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 tại Fes, Maroc, diễn ra trong hai giai đoạn:
    • Ngày 25 tháng 11 năm 1981: cuộc họp trong 5 tiếng kết thúc mà không có thoả thuận bằng văn bản.
    • Ngày 6–9 tháng 9 năm 1982.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_đoàn_Ả_Rập http://www.alittihad.ae/details.php?id=31500&y=201... //nla.gov.au/anbd.aut-an35295859 http://www.census2010.gov.bh/results_en.php http://www.historyandtheheadlines.abc-clio.com/Con... http://geography.about.com/library/faq/blqzlowestp... http://www.al-bab.com/arab/docs/league/peace02.htm http://www.aljazeera.com/indepth/features/2014/03/... http://www.aljazeera.com/news/middleeast/2014/03/o... http://www.cnn.com/2013/07/30/world/meast/arab-lea... http://www.history.com/this-day-in-history/arab-le...